Hiện nay hệ thống giấy phép lái xe tại Việt Nam có các loại bằng lái xe:
1. Bằng lái xe hạng A1:
– Người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3
– Người khuyết tật lái xe mô tô ba bánh dành cho người khuyết tật.
Bạn đang xem: Các hạng bằng lái xe ô tô
2. Bằng lái xe hạng A2:
– Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
3. Bằng lái xe hạng A3:
– Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
4. Bằng lái xe hạng A4:
– Người lái xe các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1000kg.
Hạng B1 có 2 loại: B1.1 dành cho xe số tự động (không hành nghề lái xe) và B1.2 cả số sàn + số tự động (không hành nghề lái xe)
5. Bằng lái xe ô tô hạng B1 số tự động (B1.1): số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
– Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe
– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg
– Ô tô dùng cho người khuyết tật.
6. Bằng lái xe ô tô Hạng B1 số sàn (B1.2): cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
– Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe
– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg
– Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
=>> Hầu hết mặc định hiện nay nếu nói tới hạng B1 thì sẽ là hạng B1 số tự động, trừ những trường hợp rất đặt biệt khi không đáp ứng đủ sức khỏe hoặc quá tuổi học bằng B2 nhưng vẫn muốn có bằng lái được xe số sàn thì sẽ học hạng B1.2 để được phép lái xe số sàn + số tự động nhưng không được hành nghề lái xe
7. Bằng lái xe ô tô hạng B2: Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
– Người lái xe ô tô 4 – 9 chỗ, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn
– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1
8. Bằng lái xe hạng C:
– Người lái xe ô tô 4 – 9 chỗ, ô tô tải kể cả ô tô tải chuyên dùng và ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500kg trở lên
– Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên
– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2
9. Bằng lái xe hạng D:
– Ô tô chở người từ 10 – 30 chỗ, kể cả chỗ của người lái xe
– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C
10. Bằng lái xe hạng E:
– Ô tô chở người trên 30 chỗ– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D
* Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.
11.Bằng lái xe hạng F: người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau:– Bằng lái xe hạng FB2: người lái các loại xe theo quy định hạng B2 kéo theo rơ moóc
– Bằng lái xe hạng FC: người lái xe các loại xe theo quy định hạng C kéo theo rơ moóc
– Bằng lái xe hạng FD: người lái xe các loại xe theo quy định hạng D kéo theo rơ moóc
– Bằng lái xe hạng FE: người lái xe các loại xe theo quy định hạng E kéo theo rơ moóc
Trên là tất cả các loại bằng lái xe tại Việt Nam
Video và mẹo ôn thi sát hạch lái xe A1, A2, B1, B2, C xem click vào đây => Trường dạy lái xe Thành Công
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ SÁT HẠCH LÁI XE THÀNH CÔNG
=>> SIÊU ƯU ĐÃI hỗ trợ giảm giá 2.600.000đ/ 1 học viên, áp dụng cho 50 suất đầu tiên.
=>> Học phí rất ưu đãi nếu đăng ký theo nhóm
Đăng ký thông tin để được hỗ trợ tốt nhất.
Share
Related posts
Bằng lái B1, B2 là gì? Nên học bằng lái xe hạng B1 hay B2?
Read more
SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TP.HCM
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ SÁT HẠCH LÁI XE THÀNH CÔNG
Tel:(028) 6660.7770
Văn phòng hỗ trợ học viên và sân đào tạo tại TPHCM:
-439 Hoàng Văn Thụ, P. 4, Q. Tân Bình
- 126 Cao Đức Lân, P. An Phú, Quận 2
- 162 Chế Lan Viên, Tây Thạnh, Tân Phú
- 11 Nguyễn Bình, ấp 3, Nhà Bè
- Đường số 1, P. Tân Thuận Đông, Quận 7
- 65 Đường Số 26, P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân
Sân thi: Ấp 1, Long Thới, Nhà Bè, Tp. HCM
(Có nhân viên hỗ trợ ghi danh học lái xe trên tất cả các quận, huyện tại Tp. HCM)
Bạn là một người lái xe ô tô lâu năm vậy đã biết hết tất cả các hạng bằng lái hiện hành chưa? Và phạm vi sử dụng của các loại bằng lái xe ô tô phù hợp với những phương tiện nào, theo đúng quy định của luật giao thông đường bộ. Hãy cùng tìm hiểu ngay tại phukienotocaocap.com để biết thêm nhiều thông tin hữu ích.
Phân biệt các loại bằng lái ô tô hiện nay
Theo luật giao thông đường bộ Việt Nam thì giấy phép lái xe ô tô được phân thành nhiều hạng và mỗi hạng đều có phạm vi điều khiển phương tiện khác nhau theo như quy định của pháp luật.
Các loại bằng lái xe ô tô được sử dụng tại Việt Nam: Hạng B1 số tự động, hạng B1, hạng B2, hạng C, hạng D, hạng E, hạng F, hạng FB2, hạng FC, hạng FD, hạng FE.
Như vậy ở Việt Nam tổng có 11 loại bằng lái xe ô tô, mỗi hạng sẽ có những quy định riêng về độ tuổi cũng như phạm vi sử dụng khác nhau.
Xem thêm: Có nên rửa xe ô tô bằng nước gì, nên rửa xe bằng dung dịch gì
Quy định sử dụng của các loại bằng lái xe hơi
1. Giấy phép lái xe ô tô hạng B1 số tự động
Hạng bằng lái xe ô tô B1 được chia ra 2 loại gồm:
Giấy phép lái xe B1 chỉ được điều khiển xe số tự động. Giấy phép lái xe B1 khác được điều khiển cả hai loại số tự động và số sàn.Giấy phép lái xe ô tô hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe, theo quy định hiện hành thì hạng bằng này chỉ được phép điều khiển phương tiện ô tô có số tự động, dưới 9 chỗ ngồi. Đối với ô tô tải thì chỉ được sử dụng xe số tự động có trọng tải dưới 3.500kg trở xuống mà thôi.
Đồng thời bằng ô tô B1 số tự động cũng sẽ được điều khiển xe đặc thù được thiết kế dành riêng cho người khuyết tật.
(*) Với bằng lái xe ô tô hạng B1 số tự động bạn chỉ được phép điều khiển những phương tiện theo quy định như phía trên. Ngoài ra, tất cả các loại ô tô có số sàn bạn sẽ không được phép lái.
2. Bằng lái xe ô tô hạng B1
Hạng bằng lái xe ô tô B1 cấp cho người không hành nghề lái xe được phép lái những loại phương tiện như:
Xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi (kể cả người lái) và được sử dụng cả số sàn.Xe ô tô tải tổng trọng lượng dưới 3.500kg.Máy kéo được sử dụng để kéo rơ moóc, có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg.Lưu ý: Cả hai loại bằng lái ô tô hạng B1 đều chỉ được phép điều khiển ô tô dưới 9 chỗ ngồi và cấp cho người không hành nghề lái xe.
3. Bằng lái xe ô tô hạng B2
Khi sở hữu giấy phép lái xe ô tô hạng B2 tài xế sẽ được phép hành nghề lái xe và điều khiển các loại phương tiện như:
Xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi và có thể lái được trên cả số sàn và số tự động.Xe ô tô tải có tải trọng dưới 3.500kgCác loại xe được phép điều khiển của bằng lái xe B1.
4. Bằng lái xe ô tô hạng C
Bằng lái xe ô tô hạng C bạn sẽ điều khiển được các loại phương tiện giao thông cơ giới gồm:
Xe ô tô tải trên 3.500kg.Xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi cả số sàn và số tự động.Máy kéo rơ moóc có trọng tải trên 3.500kg.Các loại phương tiện được phép sử dụng trong hạng bằng B1 và B2.5. Bằng lái xe ô tô hạng D
Giấy phép lái xe ô tô hạng D được tham gia điều khiển các phương tiện như sau:
Xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ (kể cả ghế tài xế).Các loại xe được phép sử dụng của hạng B1, B2, và C.6. Bằng lái xe ô tô hạng E
Khi sở hữu bằng lái xe ô tô hạng E bạn sẽ được phép điều khiển các phương tiện sau:
Xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi (kể cả tài xế).Các loại phương tiện được quy định trong hạng B1, B2, C, D.7. Bằng lái xe ô tô hạng F (FB2, FC, FD, FE)
Trong tất cả các loại bằng lái ô tô thì F là giấy phép cao nhất. Bạn chỉ được cấp bằng F khi đã sở hữu được hạng D và E trước đó. Hạng F được điều khiển tất cả các loại phương tiện trong phạm vi của các loại bằng thấp hơn như: B1, B2, C, D, E. Ngoài ra, khi có bằng F bạn lái được xe kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế trên 750kg, sơ mi rơ moóc và ô tô khách nối toa gồm:
Hạng FB2: Bạn được điều khiển các loại ô tô trong phạm vi bằng lái xe B2 và có kéo theo rơ moóc.Hạng FC: Bạn được điều khiển các loại phương tiện trong phạm vi bằng lái ô tô hạng C, và kéo theo rơ moóc.Hạng FD: Cấp cho người điều khiển các loại xe trong phạm vi giấy phép hạng D, và kéo theo rơ moóc.Hạng FE: Cấp cho người điều khiển xe ô tô trong phạm vị giấy phép hạng E, có kéo theo rơ moóc.Những điều kiện cấp bằng lái xe ô tô
Bạn sẽ được thi và cấp bằng lái xe ô tô dựa theo độ tuổi của mình, mỗi hạng sẽ có từng quy định khác nhau:
Đối với hạng B1 và B2 điều kiện người học phải trên 18 tuổi mới được cấp bằng.Hạng C điều kiện yêu cầu bạn phải đủ 21 tuổi trở lên mới được cấp bằng.Hạng D bạn phải đủ 24 tuổi, kèm theo đó phải có bằng lái xe B2 hoặc C được tối thiểu 5 năm, và trình độ học vấn trung học cơ sở trở lên. Ngoài ra phải có kinh nghiệm lái xe an toàn 100.000km.Hạng E công dân đủ 24 tuổi trở đi, có bằng lái xe B2, C hoặc D tối thiểu được 05 năm và kinh nghiệm lái xe an toàn trên 100.000km, trình độ học vấn thấp nhất là trung học cơ sở.Hạng FB2 người lái trên 21 tuổi, hạng FC đủ 24 tuổi, hạng FD và FE đủ 27 tuổi (ngoài ra cũng phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện về kinh nghiệm lái cũng như trình độ học vấn theo quy định).Hy vọng bài viết trên phần nào cũng đã giúp bạn biết thêm về các loại bằng lái xe ô tô tại Việt Nam. Cũng như, nắm rõ được những quy định của từng hạng giấy phép một cách chi tiết nhất.