Đèn Hồng Ngoại Có Tác Dụng Gì, Có Nên Mua Đèn Hồng Ngoại Sử Dụng Tại Nhà

Bài được viết bởi bác sĩ Trần Thanh Tịnh - Bác sĩ phục hồi chức năng - Khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Bạn đang xem: Đèn hồng ngoại có tác dụng gì

Liệu pháp ánh sáng hồng ngoại được áp dụng trong điều trị các tình trạng sức khỏe khác nhau như đau lưng, viêm khớp, viêm bao hoạt dịch, chấn thương nặng, căng cơ, hội chứng ống cổ tay, đau cổ, đau lưng, bệnh thần kinh do tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, đau khớp thái dương hàm (TMJ), viêm gân, vết thương, đau thần kinh tọa và phẫu thuật. Tuy nhiên, việc sử dụng đèn hồng ngoại tại nhà có thể ẩn chứa những rủi ro nhất định cần lưu ý.

1. Tổng quát về đèn hồng ngoại

Tùy loại đèn mà công xuất phát khác nhau, thông thường, các loại bóng đèn hồng ngoại sử dụng trong điều trị bệnh có công suất 250W.Tác dụng chủ yếu của tia hồng ngoại là nhiệt nóng.

*

2. Chỉ định sử dụng đèn hồng ngoại tại nhà

Giảm đau, giãn cơ, tăng cường lưu thông máu, ngoại vi.Sưởi ấm.

3. Chống chỉ định sử dụng đèn hồng ngoại tại nhà

Vùng da vô mạch, mất cảm giác.Các bệnh lý ngoài da cấp tính (đang viêm nóng đỏ, chảy máu).Bộ phận sinh dục, mắt.

4. Cách sử dụng đèn hồng ngoại tại nhà

Hướng bóng đèn thẳng góc với vùng da cần chiếu.Khoảng cách từ bóng đèn đến da thường từ 50cm – 70cm tùy mục đích.Thời gian 20 – 30 phút/ 1 lần, ngày có thể chiếu 1 – 2 lần.Kiểm tra và theo dõi vùng da sau khi chiếu đèn.Theo dõi cảm giác và phản ứng của cơ thể.

Xem thêm: Giá Ô Tô Tải Nhỏ Nhẹ Vào Phố

*

5. Một số lưu ý trong quá trình sử dụng đèn hồng ngoại

Kiểm tra sự chắc chắn của đèn trước khi chiếu.Chọn loại đèn có lưới bảo vệ để tạo thêm sự an toàn.Tránh để nước bắn vào đèn trong quá trình chiếu đèn.Mệt, choáng váng sau chiếu đèn: Nghỉ ngơi theo dõi.

Mặc dù chiếu đèn hồng ngoại tại nhà thường là một phương pháp an toàn cho mọi người, hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn muốn tự sử dụng phương pháp trên. Bác sĩ sẽ là người xác định liệu pháp tốt cho tình trạng của bạn. Nếu gặp phải bất kỳ rủi ro không mong muốn nào trong quá trình sử dụng, hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được chữa trị kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm sốHOTLINEhoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng My
Vinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Đèn khám bệnh là một thiết bị y tế được sử dụng phổ biến trong các phòng khám, bệnh viện. Có rất nhiều loại đèn khám bệnh khác nhau như đèn khám bệnh treo trán, đèn khám bệnh đội đầu, đèn khám bệnh treo tường, đèn khám bệnh loại kẹp vào bàn, đèn khám hồng ngoại …Mỗi loại đèn có những chức năng và công dụng riêng nhưng tựu chung chúng đều là thiết bị hỗ trợ trong việc chuẩn đoán, chăm sóc, khám và chữa bệnh đặc biệt là đèn hồng ngoại. 
Đèn hồng ngoại là tổng hợp các tia hồng ngoại là bức xạ ánh sáng không nhìn thấy có bước sóng từ 400.000nm đến 760nm, nguồn phát điện có nhiệt độ càng cao thì bức xạ ra tia hồng ngoại có bước sóng càng nhỏ. Hiện nay, đèn hồng ngoại được sử dụng rất nhiều trong trị liệu bởi những tác dụng tuyệt vời của nó vì theo nguyên lý hoạt động của đèn hồng ngoại là sử dụng bức xạ nhiệt để làm nóng da nên có tác dụng giảm đau, chống viêm mạn tính và làm mềm cơ. 
Do tia hồng ngoại có tác dụng thấu nhiệt nông xuyên qua da khoảng 3mm, nên tia sáng này làm nóng da tại chỗ, nhiệt độ da tăng lên, mạch máu tại chỗ giãn ra làm tăng lượng máu cục bộ và tăng nhiệt độ tại chỗ dẫn đến phát tán nhiệt đi khắp cơ thể và làm tăng nhiệt toàn thân. Khi dùng đèn hồng ngoại chiếu vào những vết thương sẽ giúp giảm đau, giãn mạch, tan máu bầm, chống co cứng cơ và tăng chuyển hóa dinh dưỡng tại chỗ nên đèn hồng ngoại thường được sử dụng với tác dụng trị liệu khi chữa trị các căn bệnh vềcơ như co thắt cơ, cơ tăng lực chuẩn bị khi vận động, đau thắt lưng, đau cổ vai cánh tay… xương khớp như viêm khớp, đau khớp, đau dây thần kinh ngoại vi… những vết bầm tím, vết thương, vết loét lâu liền, làm nhanh liền sẹo… làm cơ thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe.Không chỉ có tác dụng tốt đối với sức khỏe, đèn hồng ngoại còn các phòng khám, bệnh viện thẩm mỹ sử dụng trong việc làm đẹp bởi vì đèn hồng ngoại có tác dụng làm mềm da, khiến những mạch máu li ti lưu thông, kích thích tế bào da sinh trưởng đồng thời loại bỏ đi những tế bào da chết…. sẽ giúp cho bạn có một làn da khỏe mạnh hồng hào trắng sáng tươi trẻ. Không những vậy đèn hồng ngoại có có tác dụng tốt trong việc kích thích chân tóc, giúp tóc khỏe và giữ màu cho tóc nhuộm lâu phai mà chưa có một bằng chứng nào chống chỉ định với đèn hồng ngoại. 
Nên để đèn hồng ngoại sao cho khoảng cách từ đèn đến da khoảng 40-90cm và điều chỉnh độ nóng của đèn theo khoảng cách từ đèn đến vùng được chiếu từ từ đến khi đạt đến độ nhất định. Để đạt được hiệu quả sử dụng tốt nhất thì cần đặt đèn phù hợp sao cho tia sáng chiếu đến vuông góc với da, không nên để đèn quá gần sẽ gây bỏng da, thời gian chiếu trung bình từ 15 đến 20 phút, mỗi ngày nên chiếu từ 2 đến 3 lần. Đặc biệt tránh không được để ánh sáng rọi trực tiếp vào mắt, tránh để đèn chiếu quá lâu sẽ gây hại cho người sử dụng, tránh xa tầm tay trẻ em. 
Hiện trên thị trường cũng có nhiều hãng sản xuất với nhiều chủng loại đèn khác nhau một trong số đó là hãng Boso (CHLB Đức). Ngoài ra còn có model
IRL 150W do hãng Medisana - Đức sản xuất và một số sản phẩm khác có chức năng tương tự.
*
Hình ảnh minh họa đèn hồng ngoại Boso của Đức
*

Tóm lại việc sử dụng những chiếc đèn chỉ có tác dụng khi người sử dụng tuân thủ các nguyên tắc của nhà sản xuất đó là tránh để ánh sáng đèn rọi trực tiếp vào mắt, tránh để quá lâu vì sẽ gây khô xương hoặc gây bỏng cho người sử dụng và không để lâu quá 10 – 15 phút vì có thể gây bỏng da.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *