Khủng hoảng kinh tế việt nam 2008

(Tài chính) Cuộc khủng hoảng tồi tệ bắt đầu từ năm 2008, làm chao đảo thế giới suốt nửa thập kỷ qua. Bối cảnh này, cộng với những vấn đề nội tại khiến kinh tế Việt Nam ngày càng khó khăn và chưa thể thoát khỏi đáy suy thoái.


*

Từ khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra năm 2008, Việt Nam chìm trong vòng xoáy tăng trưởng chậm khi các thị trường xuất khẩu lớn bị ảnh hưởng, sức mua trong nước giảm. Cả giai đoạn này, tăng GDP luôn thấp hơn 7% và ngày càng đi xuống, đến năm 2012 chỉ còn 5,03%, chưa bằng hai phần ba so với mức trước khi khủng hoảng.

Bạn đang xem: Khủng hoảng kinh tế việt nam 2008

Chính phủ đã tung ra gói kích cầu một một tỷ USD vào năm 2009 nhưng do những yếu kém nội tại, nền kinh tế chưa thể bứt lên. "Việt Nam chưa thể thoát khỏi khủng hoảng với mức tăng trưởng thấp như trên", chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định.

2013 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm (2011 - 2015) nhưng tăng trưởng GDP có thể chỉ đạt 5,2 - 5,3%, điều này sẽ dồn gánh nặng cho những năm tới nhằm đạt mục tiêu 7 - 7,5%. Theo bà Lan, cơ hội để Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng vẫn còn nếu quá trình tái cơ cấu được thực hiện quyết liệt, những điểm nghẽn được khắc phục.

*

Từ năm 2012, Chính phủ tiến hành thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát và luôn đặt mục tiêu này lên hàng đầu. Chỉ số giá tiêu dùng đã giảm về một con số, song kèm theo đó là những hệ quả như tăng trưởng tín dụng thấp, vốn đầu tư toàn xã hội suy giảm. Ngoài ra, một số chuyên gia phân tích, lạm phát thấp thời gian quá chủ yếu do sức cầu kiệt quệ, rủi ro tăng giá vẫn luôn hiện hữu.

Xem thêm: Hướng Dẫn Sử Dụng Màu Nhuộm Phủ Bóng Tóc, Thuốc Nhuộm Phủ Bóng Trái Cây 500Ml

*

Trong hoàn cảnh này, để giúp kinh tế thoát khỏi sự phát triển "làng nhàng", nhiều chuyên gia khuyến nghị Chính phủ nên có gói kích cầu khoảng 100.000 - 200.000 tỷ đồng để kích thích tăng trưởng. Tuy nhiên, người phát ngôn của Chính phủ - Bộ trưởng Vũ Đức Đam nhiều lần khẳng định sẽ không có bất kỳ gói kích cầu nào bởi mục tiêu hiện nay vẫn là ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát.


Các giải pháp đưa ra thời gian qua như giãn, giảm thuế, cho vay hỗ trợ mua nhà, hay ngay cả chương trình xử lý nợ xấu của Công ty VAMC phần nhiều cũng mang tính chất động viên tinh thần. Do vậy, chưa thể hy vọng sẽ có một sức bật lớn cho nền kinh tế bứt phá lúc này.

*

*

Trước khủng hoảng kinh tế, tổng mức hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tăng tới 31%, song khi thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, tăng trưởng kinh tế giảm, đời sống người dân khó khăn, tốc độ tăng của chỉ tiêu này liên tục giảm từ năm 2010 đến nay, phản ánh sức cầu ngày càng đi xuống. Tại một báo cáo khảo sát doanh nghiệp gần đây, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng chỉ ra khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp lúc này không còn là lãi suất mà chính là thị trường tiêu thụ.

*

Số doanh nghiệp "khai sinh" ngày càng giảm

*