Gần đây có một mod đăng lên bài này: https://phukienotocaocap.com/threads/video-cau-nhoc-2-tuoi-gay-soc-voi-cach-giai-quyet-van-de-xe-day.2780848/#post-51305406
Vấn đề xe đẩy (Trolley problem) là một thí nghiệm tưởng tượng về mặt đạo đức khá nổi tiếng. Nội dung của vấn đề cơ bản như sau: có một xe đẩy chạy trên đường ray, phía trước là ngã ba.
Bạn đang xem: Lương tri là gì, lương tri in english
Nhận thấy các anh chị em đều không giảng nghĩa được đạo đức và chỉ hình dung một cách mơ hồ trừu tượng, trong khi luôn miệng nhắc đến đạo đức, nên mình mạn phép copy một bài viết trên mạng lên đây để anh chị em đọc và có định nghĩa cho riêng mình, đừng sống mơ hồ nữa, khi bạn sống mà không hiểu rõ đạo đức, thì bạn sẽ không thể đưa ra quyết định và lựa chọn cho những việc mình đang làm, đó là bạn đã thiếu lương tri (lương tri là tri thức có căn cứ bền vững nhất, có lập trường nhất, không thể bị lung lay, ảnh hưởng hay đạp đổ bởi tri thức nào khác, người có lương tri là người sống với sự hiểu biết về tri thức này). Đến đây thì bạn thấy, ngay cả chữ lương tri mà bạn thường dùng, bạn cũng đã định nghĩa nó bao giờ đâu, nên là đừng sống mơ hồ và u mê nữa, định nghĩa phải rõ ràng vào, thì mới có căn cứ để ra quyết định cho cuộc đời mình.Toàn bộ những định nghĩa dưới đây, nếu hiểu hết được, chính là đã có "Lương Tri":
Mọi thứ là 1 không thể tách rời mà phân biệt, cho nên những cố gắng miêu tả dưới đây là những cố gắng khiên cưỡng để chúng ta có một bức tranh về câu nói:Đạo mất, Đức sinh, Đức mất, Nhân sinh, Nhân mất, Nghĩa sinh, Nghĩa mất, Lễ sinh của Lão TửĐạo / cái nhất thể / cái toàn thể là 1 / cái hư không / tự tánh tâm / nguyên lai tâm, là cái không thể phân tích sâu thêm được nữa (ý nói không thể dùng ‘từ ngữ phân biệt’ của thế giới chúng ta để nói về ‘cái không phân biệt’). Đạo tự thân nó có, tính nhất thể, nên có sự công bằng (tình yêu thật sự), tính không động (hay tĩnh lặng, thanh tịnh), trống rỗng vô tận, sáng tạo (tự do ý chí) và bất tử. Đắc đạo tức là thực sự hòa nhập làm một với tâm không, không còn sự phân biệt, hiểu biết sâu sắc và chính xác rằng ta và vạn vật chỉ là một.
Đức sinh ra khi Đạo / Tâm phân biệt sinh ra, do phân biệt mà không còn là nhất thể, do mang tính phân biệt nên mất đi tính không động / tĩnh lặng / thanh tịnh, nhưng vẫn giữ được sự công bằng (tình yêu thật sự), sáng tạo (tự do ý chí), vô tận và bất tử khi xét toàn thể sự phân biệt của nó. Vậy nên người chỉ có Đức thì làm chuyện công bằng và sáng suốt, quang minh, duy chỉ có điều không hiểu tất cả chỉ là một.
Nghiệp cũng sinh ra bởi Đạo / Tâm phân biệt, vốn có sự tự do ý chí tương tác với nhau (thích làm gì là làm, để trải nghiệm những gì mình đã sáng tạo), gồm Thiện Nghiệp và Ác Nghiệp, vốn dĩ hai thứ này phải cân bằng như tự tính của Đạo, của Đức, do đó chúng ta sẽ hưởng sướng và hưởng khổ liên tiếp, để tạo sự cân bằng vốn có, nên muốn thoát nghiệp đạt Đức và sau đó là đạt Đạo, phải không tạo Nghiệp vậy, hay còn nói là xả bỏ nó, không còn nghĩ đến nó, để nó tự cân bằng, thông qua Thiền Định. Dĩ nhiên, nếu Ác Nghiệp bạn tạo ra gây một sự mất cân bằng lớn, đặc biệt là vi phạm luật tự do ý chí của các linh hồn khác, bạn sẽ thấy rằng, rất khó để thực hành Thiền Định, do những gì bạn làm mất cân bằng phải được cân bằng trở lại, nên nó ngăn cản bạn tiến vào sự cân bằng của tâm không, ngược lại, tạo Thiện Nghiệp nhiều tuy cũng làm mất cân bằng, nhưng bạn nhận được nhiều sự giúp đỡ để bạn xả bỏ Thiện Nghiệp, việc Thiền Định sẽ dễ dàng đạt được tâm không hơn.
Nhân là biểu hiện của thân xác / bản ngã / vọng ngã / tâm phân biệt / tâm thông thường / tâm hữu hạn tuân theo sự công bằng vốn có của Đạo, của Đức, nhưng chỉ trong phạm vi giới hạn/hữu hạn của con người, thời Khổng Tử nói đến Nhân, Nghĩa, Lễ, lấy người làm gốc, xem nhẹ các hiện tượng, sự vật khác, thời trước Khổng Tử và thời nay thì nhiều nhóm xem trọng thiên nhiên hơn. Tuy nhiên, nếu chỉ có Nhân thôi vẫn mất tính công bằng khi xét đến toàn thể, cho nên xa rời Đức; và lại càng xa rời Đạo hơn khi xem trọng sự tồn tại của vật chất và thân xác con người phân biệt tuyệt đối với những thứ còn lại. Một cách nói khác đơn giản để diễn tả chữ Nhân là trọng mình trọng người hơn trọng vật.
Xem thêm: Cách Tăng Điểm Tiềm Năng, Kỹ Năng Nga Mi Vltk 1 Mobile, Võ Lâm Truyền Kỳ 1 Nga My Kiếm
Nghĩa là biểu hiện của những việc sinh ra để giúp cho sự công bằng trong chữ Nhân được thực thi, hay nói cách khác là bao gồm những việc được thực hành cốt để sự công bằng được thực thi trong phạm vi giới hạn của nhân sinh quan của xã hội loài người.
Lễ là một biểu hiện của tâm phân biệt trong phạm vi xã hội loài người, do phân biệt nên mới có cao có thấp, có trước có sau, có kính trên nhường dưới, có anh có em, có cha có mẹ, có ông có bà, có vua có tôi, có thần thánh và con người. Tuy phần đông nghĩ nó là thành tựu của một xã hội văn minh, nhưng khi bắt đầu dùng đến lễ, con người lại một lần nữa xa rời Đạo hơn, cũng như xa rời Đức, Nhân và Nghĩa khi ngày càng phân biệt hơn mà không hiểu thấu tại sao, vì cớ gì, đặc biệt là vì quên mất mình là ai, nên không tự thân nhận ra sự công bằng và tính nhất thể của vạn vật, mà phải được dạy dỗ. Khi học được điều này rồi, kể cả những người bạn thấy họ không hiểu và không muốn hiểu Đạo, cũng đừng đem tâm mà phân biệt mình với họ, nếu có dịp, cho họ biết điều bạn biết chỉ 1 lần, và để họ tự hiểu ra, đừng cố cưỡng cầu.
Trí là biểu hiện của sức sáng tạo vô tận của Đạo Đức, nếu trên đời chỉ dùng Trí mà bỏ qua cái công bằng và tính nhất thể của Đạo, con người sẽ có một cái Tâm khiếm khuyết nặng nề, và vốn mang trong mình sự tự do ý chí sáng tạo của vạn vật, nhưng lại quên đi tình yêu thương thật sự, tính nhất thể, sự công bằng của mình, sẽ tạo ra và tự nhấn chìm mình vào một mớ hỗn độn không cần thiết, cùng sự tranh giành, chiến tranh, thiện ác đan xen vào nhau như một điều tất yếu của sự công bằng thật sự vốn không còn nhớ được, hoặc chỉ được nhận ra một cách từ từ và chậm chạp.
Tín là một biểu hiện xảy ra khi tính nhất thể bị quên lãng, quá khứ và tương lai được tin là có thực, tình yêu thật sự (tính công bằng) không còn, mọi người phân biệt nhau, không thể hiểu thấu nhau nên giữa người với người phải viện đến Tín như một sợi dây mong manh để kết nối với nhau, trở về với nhau như một thể bằng một cách khiên cưỡng. Kiểu như làm ăn, họ hay tìm hiểu xem mình có chữ Tín không thì mới làm ăn với mình, trong khi không điều tra xem là công ty đó có Đạo có Đức không, chỉ xem mỗi một chữ Tín thôi.
Sở dĩ ngày nay chúng ta cảm thấy nhiều tai ương, đời sống khó khăn chồng chất, là vì ta chỉ dùng Trí để giẫm đạp lên nhau, dùng Tín để kết nối với nhau. 2 thứ này trong thế giới hữu hạn tưởng là điều tốt nhưng khi nhìn nó với một tầm mức cao của tư tưởng, nếu chỉ dùng chúng tức là chỉ dùng 2 nền móng yếu ớt để phát triển, thì khi phát triển lên mức cao, Đạo với sự công bình vốn có của nó, tất nhiên phải nhấn chìm chúng ta để lấy lại sự cân bằng…--Hết--
Như vậy, trường hợp người ta nghĩ ra bài đố đoàn tàu trên, là vì họ sống trong 1 đất nước dựa vào luật pháp (dùng trí phân biệt, theo thời gian và kinh nghiệm, tập hợp lại các quy định, các giới hạn không được phép làm) mà không dựa trên hiểu biết căn bản về đạo đức. Khi một xã hội được xây dựng trên một nền tảng pháp luật được lập nên trong sự thiếu hiểu biết căn bản về Đạo Đức, thì giải quyết bài toán đoàn tàu trên là không thể, não sẽ bị quay trong 1 vòng luân hồi, không biết nên làm gì mới phải.Mình xin ứng dụng lương tri trên, để nói cách giải quyết cho bài đố đoàn tàu.Nếu là mình, với lương tri học được ở trên, trước hết, nếu bạn thấy chết mà cứu người là vì bạn hiểu rằng ông trời cho cái tính mạng ai cũng như ai (cái công bằng trời cho muôn loài), đều rất quý giá, cứu người cũng là vì bạn thấu hiểu nỗi đau và sự mất mát của gia đình họ khi có 1 người chết đi (thấu hiểu nỗi đau của người khác chính là Từ Bi). Nhưng, mình sẽ không chọn làm kẻ sát nhân để đạt được bất kỳ mục đích nào cả, kể cả đó là mục đích cứu người. Vì sao,
vì khi mình động tay vào, thì đã có sự không công bằng, không từ bi xảy ra do tác động đó, vì sao vậy, vì nếu bạn không tác động thì anh chàng đơn lẻ kia đâu phải chết, công bằng ở đâu khi cái chết đang tiến đến 5 người kia chứ không phải anh ta, mà bạn lại tự cho mình cái quyền vì tôi Từ Bi nên tôi phải thay đổi cái sự đang diễn ra đó, khác nào là, vì tôi Từ Bi nên tôi có quyền phá vỡ trật tự đã định từ trước, bạn có biết trước hậu quả của việc cho phép phá vỡ sự công bằng không? Nếu bạn không biết, dĩ nhiên trong 2 lựa chọn, bạn sẽ có thể có một lựa chọn dẫn đến phá vỡ công bằng, phá vỡ nguyên tắc đạo đức trên, và vì vậy, mà thế giới ngày nay đầy sự bất công. Nếu bạn biết hậu quả, tức là cũng biết rằng phá vỡ công bằng là rất lớn mang lại hậu quả lớn, sẽ tạo nghiệp lớn dây chuyền như chuỗi Domino về sau này (bạn có thể tự nghiệm ra trong mọi việc bạn làm, đều sinh ra chuỗi bất công), thế nên vì đã hiểu biết lương tri chuẩn mực, đã hiểu hậu quả khi phá vỡ công bằng hay cân bằng (vốn là tính chất căn bản của Đạo và Đức), nên không làm gì cả thì sẽ không phá vỡ đạo đức, tức là sống có Đạo Đức, rất khác với sống mà chỉ có Từ Bi. Thế nên mới hiểu Bồ Tát chỉ được gọi là Bồ Tát chứ chưa phải là Phật, vì họ coi trọng Từ Bi hơn Đạo Đức. Dĩ nhiên, là Bồ Tát đã rất tốt rồi, nhưng ai cũng biết sống với lương tri trên, sống mà biết trước hậu quả của việc mình đang làm và sẽ làm, thì liệu Bồ Tát có cần phải Từ Bi nữa không? Xin thưa là không, nhưng vì cuộc sống này bạn luôn phải sống cùng những người/vật căn bản không hiểu hoặc không có cơ hội để hiểu biết lương tri chuẩn mực, không hiểu về Đạo Đức, nên luôn cần có Bồ Tát Từ Bi Hỷ Xả cứu người hoạn nạn.Cuối cùng, Đạo Đức Công Bằng phải được đưa lên hàng đầu, Từ Bi Hỷ Xã là hàng thứ hai. Đó cũng chính là sự khác nhau rõ rệt giữa Phật và Bồ Tát. Bồ Tát họ vì không chịu nổi khi thấy cảnh người khác đau khổ, phát tâm Từ Bi nên đã tạo một ảnh hưởng làm mất tính công bằng vốn có của Đạo Đức, họ không phải không biết hậu quả, nhưng vì để giảm nỗi đau cho người khác, họ Từ Bi Hỷ Xã trong sự hiểu biết về Đạo Đức Công Bằng, để tránh gây ảnh hưởng quá lớn trong cùng 1 thời điểm. VD: Khi xe bon bon chạy, nếu vì thương cái lốp xe sẽ mòn mất mà bôi dầu vào cho nó trơn và bớt bị mòn, thì đó là có Từ Bi mà không có Đạo Đức vậy. Nên muốn Từ Bi Hỷ Xã, trước hết, phải có Đạo Đức Công Bằng đã.