Cuộc Đời tài hoa của trưởng môn phái bình Định gia, lịch sử võ phái bình Định gia

Bình Định Gia là môn phái võ được lưu truyền trong gia tộc họ Trần ở vùng đất Tây Sơn, tỉnh Bình Định từ thế kỷ 18. Tổ sư sáng lập Môn phái là Võ sư Trần Đại Chí. Theo gia phả dòng họ, Cụ Trần Đại Chí sinh ra và lớn lên ở tỉnh Thiểm Tây, Trung quốc.

Bạn đang xem: Cuộc Đời tài hoa của trưởng môn phái bình Định gia, lịch sử võ phái bình Định gia


*

Thuở nhỏ được gia đình gửi vào chùa Thiếu Lâm học võ. Cụ "xuống núi” sau hơn chục năm miệt mài rèn luyện tinh thông thập bát ban võ nghệ. Bất mãn với sự hà khắc của triều đình Mãn Thanh, cụ Trần Đại Chí đã đưa cả gia quyến xuôi về phương Nam lập nghiệp tại ấp Tây Sơn, Tỉnh Bình Định. Tại đây, Cụ làm nghề bốc thuốc và dạy võ. Trong số những người bạn tâm giao của Cụ Trần Đại Chí có Cụ Võ Văn Dũng - người mà sau này đã trở thành một đại tướng của Vua Quang Trung – Nguyễn Huệ. Trong mối thâm tình ấy, hai người đã thường xuyên trao đổi về quyền cước, đòn thế cùng những bí kíp võ công đã lĩnh hội được của võ cổ truyền Bình Định và võ Thiếu Lâm Trung Quốc.
*

Sau khi Đại tướng Võ Văn Dũng qua đời, cụ Trần Đại Chí tiếp tục nghiên cứu, chắt lọc, tổng hợp tinh hoa của hai nền võ thuật Trung Hoa và Việt Nam, đúc kết, sáng lập nên dòng võ Bình Định Gia được ghép từ Bình Định (địa phương nơi Cụ lập nghiệp) và Gia (Gia đình).
Thực hiện ý nguyện của Tổ sư Trần Đại Chí, trải qua các đời Chưởng môn Trần Đại Si, Trần Đại Y võ phái gia đình này ngày càng phát triển mạnh mẽ với một hệ thống các bài quyền thảo, các loại binh khí ngày càng phong phú. Đặc biệt là Thập nhị bộ và Ngũ bộ tinh (Hầu quyền, Xà quyền, Hạc quyền, Hùng quyền, Hổ quyền), đặc dị với hiệu quả và công năng chiến đấu cao. Các loại binh khí từ phổ thông, dễ sử dụng như trường côn, đoản côn, thương, nhị khúc, tam khúc, kiếm, đao, phủ, thiết phiến…đến các loại độc khí, ám khí như Ô giang thiết địch, tiêu dây, tiêu đũa, tiêu sao…ngày càng được nghiên cứu phát huy hết công năng khi xung trận. Tuy nhiên, những công phu tuyệt luân ấy chỉ được truyền dạy trong nội tộc để bảo lưu, gìn giữ như một món Gia bảo mà không được truyền bá ra cho người bên ngoài.
*

Cho đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, lão võ sư Chưởng môn đời thứ tư Trần Hưng Quang và con trai, cố võ sư Chấp Chưởng môn Trần Hưng Hiệp xin ý kiến của toàn bộ các bậc lão thành trong dòng họ để mở rộng môn phái, đem tuyệt nghệ công phu của dòng họ truyền dạy cho người ngoài gia tộc. Sau 5 năm (1983 – 1988) thu nạp đệ tử , môn phái Bình Định Gia (võ Bình Định Gia truyền) đã tìm và chọn được 5 cá nhân ưu tú làm lễ nhập gia để truyền dạy như người trong nội tộc.
*

*

Với tư chất thông minh, lanh lẹ, vào năm 13 tuổi cậu bé Trần Hưng Quang đã cơ bản lĩnh hội được tinh tuý của phái võ gia truyền. Tuy không muốn để lộ khả năng võ thuật của mình, nhưng tiếng tăm về “cậu bé” anh hùng ở Phù Cát vẫn ngày một vang xa. Mến mộ tài năng của Ông, nhiều lần quan phủ đã cho triệu ông đến để thi triển quyền cước.
Năm Trần Hưng Quang 14 tuổi, mong muốn cho con trai mình mở rộng thêm kiến thức võ học, ông Trần Y đã cho Trần Hưng Quang tiếp tục theo học các võ sư nổi tiếng ở Bình Định.
Năm 1945, cách mạng tháng Tám thành công, chàng thanh niên Trần Hưng Quang lại hăng hái tham gia cách mạng và được kết nạp Đảng cộng sản năm 1950.
Năm 1954 Ông tập kết ra Bắc, công tác trong ngành công an, sau đó chuyển sang hoạt động nghệ thuật.
Năm 1955, ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Sơn, quê ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội). Hai ông bà sinh được năm người con, ba trai, hai gái.

Xem thêm: Giải Phẫu Bệnh Học Đại Học Y Hà Nội ~ Hiệu Sách Giải Phẫu Bệnh Đại Học Y Hà Nội


Ông tốt nghiệp trung cấp đạo diễn ở Trường Sân khấu dân tộc, từng là Đảng ủy viên, Đoàn trưởng đoàn Tuồng Liên khu V (nay là Nhà hát tuồng Đào Tấn). Năm 1969, Ông Trần Hưng Quang được Bộ văn hóa và Ban thống nhất cử vào chiến trường Liên khu V. Năm 1975, sau khi thống nhất đát nước, Ông về Bình Định công tác và tham gia xây dựng Đoàn tuồng tỉnh Nghĩa Bình.
Với lợi thế về võ thuật và máu nghề truyền thống gia đình, nghệ sĩ Trần Hưng Quang rất thành công với những vai kép võ tuồng như Lưu Khánh, Mạnh Lương, Tiết Cương, Châu Thương... những vai phản diện như Trần Lộng (vở Trần Bình Trọng), Lý Thông (vở Thạch Sanh) và đặc biệt là vai Ốc trong vở tuồng Nghêu-Sò-Ốc- Hến. Ghi nhận công lao và đóng góp của Ông cho nghệ thuật tuồng, năm 1988 Nhà nước đã phong tặng Ông danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.
Năm 1982, sau khi nghỉ hưu, Nghệ sĩ Trần Hưng Quang trở lại Hà Nội sinh sống cùng gia đình tại nhà số 52b, ngõ 2, Ngõ chợ Khâm Thiên. Vào năm 1984 Võ sư Trần Hưng Quang bắt đầu dạy võ cho một vài đệ tử là bạn thân của Trần Hưng Hiệp, trong số đó có Đinh Quang Trung - người sau này trở thành một trong số đại đệ tử của môn phái.
Năm 2014, lão võ sư - nghệ sĩ ưu tú Trần Hưng Quang qua đời để lại sự tiếc nuối sâu sắc cho hàng vạn võ sinh môn phái Bình Định Gia nói riêng cũng như làng võ cổ truyền Việt nam nói riêng.
Võ sư Chấp chưởng môn Trần Hưng Hiệp là con thứ 4 của Lão võ sư Trần Hưng Quang. Trần Hưng Hiệp sinh ngày 15 tháng 8 năm 1966 tại Hà Nội. Từ nhỏ Hưng Hiệp đã được lão võ sư Trần Hưng Quang chú ý rèn cặp. Đam mê võ và đam mê nghệ thuật, năm 1983 Trần Hưng Hiệp trúng tuyển vào lớp diễn viên Cải Lương (hệ đại học, khóa 1 của Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội).
Bên cạnh việc học chuyên môn, Ông miệt mài tập luyện võ nghệ. Không chỉ giỏi về nội công, quyền cước, binh khí, ám khí, Hưng Hiệp còn giỏi cả về y thuật, đặc biệt là các bài thuốc giải đòn, trị thương, bấm huyệt. Biết ở đâu có thầy giỏi, Trần Hưng Hiệp đều gắng lặn lội tìm đến bái sư. Chính sự ham học hỏi, rèn luyện đã giúp Ông có được vốn võ học mà sau này nhiều người trong giới phải nể phục. Vào năm 1990, khi ở tuổi 24, Trần Hưng Hiệp đã trở thành võ sư trẻ tuổi nhất trong làng võ cổ truyền Việt Nam.
Đầu hè năm năm 1989, sau khi tốt nghiệp đại học loại xuất sắc, từ võ đường Việt-An, Trần Hưng Hiệp cùng các đại đệ tử của mình đã tiến hành mở 4 võ đường đầu tiên tại các nhà văn hóa Từ liêm, Hà Đông, Văn Điển và Đông Anh. Sau đó, tiếp tục mở các võ đường tại Hoài Đức, Đan Phượng, Sơn Tây, Sóc Sơn,Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên và các tỉnh khác...vv.
Năm 1990 võ sư Trần Hưng Hiệp lập gia đình cùng bà Lê Minh Thu - một đề tử của Bình Định Gia. Năm 1993 ông bà sinh được một cậu con trai là Trần Hưng Đạt (Hiện nay Hưng Đạt đang rèn luyện võ công dưới sự dạy bảo trực tiếp của võ sư Nguyễn Xuân Hải).
Theo năm tháng, hệ thống võ đường không ngừng phát triển ra khắp các tỉnh thành miền Bắc và có đến hàng vạn võ sinh theo học. Trong khi Môn phái đang phát triển rầm rộ thì vào đầu năm 1996, Võ sư Chấp chưởng môn Trần Hưng Hiệp đột ngột qua đời trong một tai nạn. Vượt qua tổn thất to lớn, nỗi đau mất con, võ sư Trần Hưng Quang đã tiếp tục duy trì và phát triển môn phái.
Vào năm 2014, sau khi võ sư Trần Hưng Quang qua đời, Hội đồng gia tộc và Ban Lãnh đạo Môn phái đã quyết định truyền chức Chưởng môn cho Trần Hưng Đạt (con của cố võ sư Trần Hưng Hiệp và vợ là bà Lê Minh Thu). Tuy nhiên, do Đạt cần có thời gian để rèn luyện thêm nên Hội đồng gia tộc và Ban Lãnh đạo Môn phái tạm thời để bà Lê Minh Thu giữ chức Chưởng môn phái Bình Định Gia cho đến khi có quyết định mới.