Mức phạt xe ô tô gây tai nạn, điều khiển xe gây tai nạn xử lý như thế nào

Thống kê từ Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia cho thấy không ít các vụ tai nạn thương tâm đến từ nguyên nhân mở cửa xe ô tô không đúng cách. Hành vi này không chỉ ảnh hưởng đến tính mạng của những người cùng tham gia giao thông, còn khiến người điều khiển xe phải chịu trách nhiệm hình sự. Để phòng trường hợp mở cửa xe ô tô gây tai nạn, người lái cần trang bị những kiến thức lái xe an toàn.

Bạn đang xem: Mức phạt xe ô tô gây tai nạn

Hãy cùng Trung Thực Auto đi tìm hiểu thông tin chi tiết!


Mở cửa xe ô tô thiếu sự quan sát có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng với người đi đường. Chính vì vậy, Luật Giao thông đường bộ 2008 đã đưa ra quy định cụ thể, có tính răn đe cao đối với hành vi mở cửa xe ô tô gây tai nạn giao thông.

1. Mức phạt đối với hành vi mở cửa xe gây tai nạn

Tại khoản 3, điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định người điều khiển ô tô không mở cửa xe, để cửa mở hoặc bước xuống xe khi chưa đảm bảo điều kiện an toàn. Bên cạnh đó, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ cũng nêu rõ người điều khiển mở cửa xe không đảm bảo an toàn, gây thương tích cho người cùng tham gia giao thông sẽ bị phạt hành chính từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng hoặc tước giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng.

Đối với các hành vi mở cửa xe ô tô gây tai nạn cho người đi đường, lái xe sẽ bị truy cứu theo trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự 2015. Mức phạt có thể dao động từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Các trường hợp cụ thể như sau:

Làm chết 01 người, gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;Gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31-60%;Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên, tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61-121%;Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.

2. Những lưu ý đảm bảo an toàn khi mở cửa xe ô tô

Hành vi mở cửa xe ô tô gây tai nạn ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của người đi đường. Tuy nhiên, người điều khiển xe có thể hạn chế tình trạng này bằng cách:

Hành vi mở cửa xe ô tô không chỉ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với người đi đường mà còn là nguyên nhân chính gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông. Khi mở cửa xe ô tô một cách bất cẩn, người lái xe có thể không nhận ra việc có người đi đường đến gần, dẫn đến va chạm và gây thương tích cho người đi bộ, người đi xe đạp hoặc người đi xe máy. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bị tai nạn mà còn gây tổn thất về tài sản và trách nhiệm pháp lý cho chủ xe.

Để tránh tai nạn do hành vi mở cửa xe ô tô, chủ xe cần trang bị cho mình những kiến thức lái xe an toàn cơ bản. Đầu tiên, họ cần nhớ luôn kiểm tra kỹ trước khi mở cửa xe, đảm bảo không có người đi đường đến gần. Ngoài ra, việc sử dụng gương chiếu hậu và vị trí ngồi phù hợp cũng rất quan trọng để có thể quan sát được toàn bộ tình hình xung quanh xe. Nếu có thể, chủ xe nên hạn chế việc mở cửa ở những nơi có nhiều người đi lại, đặc biệt là ở các khu vực có đông đúc người qua lại.

Việc trang bị kiến thức lái xe an toàn không chỉ giúp chủ xe tránh được rủi ro gây tai nạn mà còn là trách nhiệm của họ đối với cộng đồng giao thông. Bằng cách thể hiện tinh thần trách nhiệm và sự quan tâm đến an toàn giao thông, chủ xe không chỉ bảo vệ được bản thân mình mà còn góp phần vào việc tạo ra một môi trường giao thông an toàn và lịch sự hơn. Chính vì vậy, việc trang bị kiến thức và nâng cao nhận thức về an toàn giao thông là điều không thể thiếu đối với mỗi người lái xe ô tô.

Cho hỏi: Người lái xe ô tô gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn phạt tiền bao nhiêu? Các trường hợp người lái xe được rời khỏi hiện trường tai nạn? Câu hỏi của chị Lựu (Cao Bằng)
*
Nội dung chính

Các trường hợp người lái xe được rời khỏi hiện trường tai nạn?

Căn cứ khoản 1 Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông như sau:

Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông.1. Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:a) Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;b) Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;c) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền....

Xem thêm: Bảng Giá Các Mẫu Ô Tô Điện Tại Việt Nam : Giá Xe Kèm Khuyến Mãi

Như vậy, có một số trường hợp người lái xe được rời khỏi hiện trường tai nạn cụ thể, bao gồm:

- Người lái xe gây tai nạn cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc đưa người bị nạn đi cấp cứu;

- Vì lý do bị đe dọa đến tính mạng;

Do đó, khi rơi vào các trường hợp trên lái xe có thể rời khỏi hiện trường, song phải tới trình báo tại trụ sở công an gần nhất.

Việc rời khỏi hiện trường khác với việc bỏ trốn, nếu tài xế để lại xe và rời khỏi hiện trường, sau đó đến trình diện tại cơ quan công an thì không bị coi là bỏ trốn.

*

Người lái xe ô tô gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn phạt tiền bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Người lái xe ô tô gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn phạt tiền bao nhiêu?

Căn cứ theo khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt ban hành việc xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ...8. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:a) Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;...

Như vậy, người điều khiển xe ô tô gây tai nạn giao thông bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn có thể bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng.

Ngoài ra người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng.


Người lái xe ô tô gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn bị xử lý hình sự ra sao?

Căn cứ tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 72 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:

Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ...2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;đ) Làm chết 02 người;e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng......

Như vậy, người lái xe ô tô vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn bị có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *