Những Vấn Đề Cần Chứng Minh Trong Vụ Án Hình Sự

Khi tiến hành tố tụng một vụ án hình sự thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thực hiện rất nhiều các hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự để có thể giải quyết được vụ án. Trong đó khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án thì cơ quan có thẩm quyền sẽ cần phải chứng minh một số vấn đề có liên quan trong vụ án để phục vụ công tác điều tra, truy tố và xét xử vụ án. Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự đã được khái quát và quy định cụ thể tại Điều 85 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Để tìm hiểu xem cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh những vấn đề gì trong vụ án hình sự, hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để giải đáp thắc mắc.

Bạn đang xem: Những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự


Nội dung bài viết:

1. Cơ sở pháp lý.

Căn cứ vào quy định tại Điều 85 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 để xác định những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự của cơ quan có thẩm quyền khi tiến hành tố tụng:

“Điều 85. Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự

Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh:

1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;

2. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;

3. Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;

4. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;

5. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;

6. Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.”

*

2. Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự.

Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự là những sự kiện, tình tiết của vụ án cần được xác minh làm rõ bằng chứng cứ. Nó có vai trò rất quan trọng trong việc các định tội phạm có xảy ra hay không và nếu có tội phạm xảy ra thì dựa vào những sự kiện, tình tiết đã được chứng minh để quyết định hình phạt và mức xử phạt hay có phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết hay không.

Hoạt động chứng minh này do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo điểm a khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 gồm cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Cơ quan tiến hành tố tụng theo khoản 1 Điều 34 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 bao gồm cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Hoạt động giữa các cơ quan này có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau.

Theo Điều 85 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh:

– Có hành vi phạm tội xảy ra hay không (hành vi phạm tội có thể được thể hiện bằng hành động hoặc không hành động). Diễn biến, thủ đoạn thực hiện tội phạm; hoàn cảnh, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội để từ đó xác định xem tội phạm xảy ra ở giai đoạn nào: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt hay tội phạm hoàn thành. Điều này phải căn cứ vào các quy định của Bộ luật Hình sự để xác định hành vi có gây nguy hiểm cho xã hội không, và nếu có thì hành vi phạm tội này đã xâm phạm vào khách thể nào được Bộ luật Hình sự quy định và bảo vệ.

Xem thêm: 18 Tuần Vẫn Chưa Thấy Thai Nhi 18 Tuần Chưa Máy Mà Mẹ Mang Thai Lần Đầu Nên Biết

– Ai là người thực hiện hành vi phạm tội (được thực hiện bởi một người hay nhiều người, phạm tội có tổ chức hay không có tổ chức). Tiếp theo là xác định yếu tố có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý để xác định thái đội của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của họ và hậu quả do hành vi đó gây ra. Xác định có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; xác định mục đích và động cơ phạm tội. Từ việc xác định các yếu tố này để xác định mức phạt đối với hành vi vi phạm.

– Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo. Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự có yếu tố quyết định quan trọng đến mức phạt của bị can, bị cáo. Do đó để đảm bảo quyền lợi của các bên thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh không cách cẩn thận. Những đặc điểm về nhân thân của người phạm tội có ảnh hưởng trực tiếp đến việc quyết định mức phạt hay việc xác định hình thức xử phạt đó là phạm tội lần đầu hay đã có tiền án, tái phạm hay tái phạm nguy hiểm. có tính chất chuyên nghiệp; là người thành niên hay chưa thành niên… Ngoài ra có những đặc điểm về nhân thân khác tuy không mang tính chất pháp lý nhưng ảnh hưởng nhất định đến hành vi phạm tội như thành phần gia đình, học vấn, nghề nghiệp, dân tộc…

– Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho những quan hệ xác hội là khách thể được bảo vệ của Bộ luật hình sự. Các thiệt hại này được thể hiện dưới dạng: thiệt hại về vật chất, thể chất, tinh thần. Tính chất của thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra là một đặc tính cho phép phân biệt tội phạm ở nhóm này với tội phạm ở nhóm khác trong Bộ luật Hình sự. Nếu dựa vào khách thể bị xâm phạm thì ta có thể xác định được tội phạm trong Bộ luật Hình sự.

– Nguyên nhân và điều kiện phạm tội. Nguyên nhân là những yếu tố thúc đẩy làm nảy sinh hành vi phạm tội. Còn điều kiện phạm tội là những yếu tố môi trường ảnh hưởng đến việc thực hiện hành vi phạm tội. Mục đích đấu tranh, phòng chống tội phạm không chỉ phát hiện, điều tra để xử lý nghiêm minh người phạm tội, mà quan trọng là tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn nhằm loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội. Vì vậy, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm phải thu thập tài liệu chứng cứ để làm rõ nguyên nhân và điều kiện tội phạm để kiến nghị với Nhà nước, các cơ quan chức năng để khắc phục.

– Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt. Những tình tiết này có liên quan trực tiếp đến việc người bị buộc tội có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình hay không. Do đó việc chứng minh những tình tiết này cần được thực hiện một cách thật cẩn thận để trách việc miễn trách nhiệm sai dẫn đến ảnh hưởng quyền lợi hợp pháp của các bên đương sự trong vụ án.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu về những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự của cơ quan có thẩm quyền khi tiến hành tố tụng. Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự đã được quy định cụ thể, chi tiết tại Điều 85 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Nội dung bài viết đã nêu ra những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự của cơ quan có thẩm quyền khi tiến hành tố tụng để có thể giải quyết được vụ án hình sự đúng theo quy định pháp luật và bảo đảm tốt quyền lợi của các bên đương sự trong vụ án. Nếu trong quá trình tìm hiểu, quý bạn đọc còn có vấn đề thắc mắc cần giải đáp hay có quan tâm đến các dịch vụ tư vấn của ACC cung cấp vui lòng truy cập địa chỉ trang web: https://phukienotocaocap.com/ để được giải đáp thắc mắc một cách chi tiết.