Niềng răng là phương pháp giúp khắc phục các tình trạng răng hô, khấp khểnh, móm, hở lợi, sai khớp cắn,… một cách rất hiệu quả. Vậy niềng răng là gì, cần lưu ý những gì trước khi niềng răng, bài viết này sẽ giúp bạn có câu trả lời chi tiết, cùng khám phá ngay nhé!
Mục lục
Những điều cần biết trước khi niềng răng chỉnh nhaCác phương pháp niềng răng phổ biến hiện nayQuy trình niềng răng trải qua những giai đoạn nào?Niềng răng ở đâu uy tín chất lượng?Niềng răng hay còn có tên gọi khác là chỉnh nha, là một thuật ngữ được sử dụng trong nha khoa, sử dụng các khí cụ trong nha khoa để sắp xếp và đưa răng về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm.
Bạn đang xem: Cái kiểu niềng răng là gì, những Điều bạn cần biết trước khi chỉnh nha
Có thể nói chỉnh nha là một loại hình nha khoa đặc biệt, chuyên điều chỉnh các vấn đề sai lệch răng như răng mọc lộn xộn, khấp khểnh, sai khớp cắn, răng móm, răng hô, răng khểnh, các bệnh lý về khớp thái dương hàm,… để tái lập lại chức năng ăn nhai hoàn hảo, mang lại sự hài hòa cân đối cho toàn bộ gương mặt đồng thời ngăn ngừa các bệnh về răng miệng một cách hiệu quả.
Điều trị chỉnh nha là kỹ thuật chuyên sâu vì vậy cần được thực hiện bởi bác sĩ chỉnh nha uy tín được đào tạo chuyên về chỉnh nha.
Để đạt được kết quả tốt nhất sau khi tháo niềng bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin trước khi bắt đầu niềng răng. Dưới đây là một số lưu ý bạn cần biết trước khi niềng răng chỉnh nha.
Trước khi bắt đầu niềng răng bạn cần tới nha khoa để được bác sĩ trực tiếp thăm khám xác định tình trạng sai lệch của răng. Để dự đoán một cách chính xác nhất bạn sẽ được chụp phim X-quang xác định cấu trúc xương hàm, thế mọc răng. Ngoài ra còn được chụp ảnh trong miệng và ngoài mặt để phân tích mức độ sai lệch của răng, từ đó dự đoán sự cải thiện thẩm mỹ sau khi niềng.
Bên cạnh đó bác sĩ cũng đồng thời lấy dấu mẫu hàm bằng cách đổ mẫu hàm thạch cao mô phỏng lại hàm răng của bệnh nhân để có thể quan sát thực tế và có cái nhìn tổng thể nhất.
Từ các cơ sở dữ liệu thu thập qua phim X-quang, ảnh chụp trong ngoài, mẫu răng hàm thạch cao bác sĩ sẽ xác định được chính xác tình trạng răng thuộc trường hợp nào và có mức độ phức tạp ra sao từ đó lên phác đồ điều trị chi tiết sao cho phù hợp nhất.
Các trường hợp răng sai lệch thường gặp cần điều trị chỉnh nha:
Răng hôRăng thưaRăng mómRăng lệch lạcBạn có thể dễ dàng xác định được tình trạng răng hô hay móm của mình bằng cách soi gương hoặc chụp ảnh ở góc nghiêng và góc chính diện. Nếu thấy răng hàm trên nhô ra nhiều so với răng hàm dưới là răng bị hô, còn ngược lại hàm dưới bị đưa ra nhiều so với răng hàm trên là răng bị móm. Còn răng thưa là khoảng cách giữa các răng bị hở, răng cách xa nhau, răng lệch lạc là răng mọc không đều đặn, bị thò ra thụt vào hoặc mọc chồng lên nhau.
Cho tới thời điểm hiện nay có nhiều người vẫn nghĩ rằng chỉnh nha niềng răng chỉ phù hợp và có hiệu quả đối với trẻ em và thanh thiếu niên tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều bệnh nhân ở độ tuổi ngoài 30 vẫn niềng răng thành công.
Đa phần những bệnh nhân niềng răng muộn bởi những lý do như: Khi còn trẻ không có điều kiện về tài chính, bây giờ mới hiểu được tầm quan trọng của sức khỏe răng miệng hoặc đơn giản họ muốn làm đẹp.
Tất cả những lý do này đều rất chính đáng vì con người ai cũng muốn mình ngày càng hoàn thiện và trở nên xinh đẹp hơn. Chính vì vậy không bao giờ là quá muộn để bạn có một hàm răng đẹp và khỏe mạnh.
Với sự phát triển của kỹ thuật nha khoa ngày nay, việc niềng răng chỉnh nha không quan trọng tuổi tác mà quan trọng là tình trạng sức khỏe răng miệng và quyết tâm chỉnh nha của bệnh nhân. Chính những điều này sẽ tác động phần lớn tới quyết định điều trị của bác sĩ.
Vì vậy không hiếm thấy những trường hợp một gia đình có bố mẹ, con cái cùng đi niềng răng.
Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng việc niềng răng chỉ làm cho hàm răng được đều đẹp mà không biết rằng khi điều trị niềng răng bác sĩ đã phải cân nhắc rất nhiều và đưa ra những mục tiêu điều trị khác kèm theo như:
Răng đều đặn, phù hợp với thẩm mỹ khuôn mặtKhớp cắn chuẩn, bền vững, các răng chạm đều nhauBạn có đủ răng vĩnh viễn hay chưa? Nếu chưa thì răng đó bị mọc ngầm hay đã bị nhổ do sâu, tai nạn. Nếu bạn đã nhổ răng thì khoảng trống này hoàn toàn có thể đóng khít lại nhờ việc niềng răng.Xem thêm: Dđại Học Sư Phạm 2 - Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2
Trước khi đi niềng răng bạn cần phân biệt rõ bác sĩ chỉnh nha và bác sĩ nha khoa khác biệt với nhau như thế nào để lựa chọn đúng bác sĩ cho mình.
Có rất nhiều người vẫn cho rằng chuyên gia chỉnh nha, chuyên gia cấy ghép, nội nha đều được gọi bằng một cái tên chung đó là “nha sĩ” – là những người làm các công việc về răng miệng. Tuy nhiên không phải cứ là nha sĩ thì có thể niềng răng giỏi. Trên thực tế các bác sĩ chỉnh răng là nha sĩ nhưng về chuyên môn của một bác sĩ chỉnh răng và bác sĩ nha khoa tổng quát là khác nhau.
Bác sĩ nha khoa tổng quát là người chăm sóc sức khỏe răng miệng tổng quát như khám, điều trị tổng hợp, bệnh nha chu, sâu răng, tiểu phẫu nhổ răng khôn, cấy ghép tủy, trồng răng …
Còn bác sĩ chỉnh nha là người có chuyên môn cao về chuyên ngành chỉnh nha, có bằng cấp và chứng chỉ chỉnh nha chuyên sâu do Hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ AAO, Hiệp hội các bác sĩ chỉnh nha quốc tế, Hiệp hội niềng răng không mắc cài,…cấp. Bác sĩ chỉnh nha chỉ thực hiện các công tác liên quan đến chẩn đoán và điều trị nắn chỉnh răng, điều chỉnh sự phát triển của nhân trung và xương hàm. Có thể nói bác sĩ chỉnh nha có đủ các kiến thức nền tảng để giải quyết tất cả các trường hợp có thể xảy ra trong quá trình nắn chỉnh răng.
Chính vì vậy để đảm bảo cho kết quả niềng răng được chuẩn xác và hiệu quả nhất, hãy lựa chọn một bác sĩ chỉnh nha thay vì bác sĩ nha khoa tổng quát.
Các tiêu chí để lựa chọn một bác sĩ niềng răng giỏi:
Bác sĩ phải có tay nghề, trình độ chuyên môn cao về chỉnh nha: Bác sĩ Phạm Hồng Đức của Nha khoa Thúy Đức là một trong những bác sĩ chỉnh nha hàng đầu tại Hà Nội. Bác sĩ tốt nghiệp khoa Răng – Hàm – Mặt của trường đại học Y Hà Nội sau đó du học ngành thạc sĩ về chỉnh nha tại nước ngoài và đã đạt được nhiều thành tựu, công trình nghiên cứu.Bác sĩ có nhiều chứng chỉ chỉnh nha từ các tổ chức uy tín trên thế giới: Bác sĩ Đức là bác sĩ duy nhất của miền Bắc là thành viên và có chứng chỉ AAO của Hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ.Bác sĩ có nhiều kinh nghiệm thực tế: Bác sĩ Đức đã điều trị thành công cho hơn4000 khách hàng niềng răng, mang lại nụ cười tự tin, rạng rỡ cho hàng ngàn người.Bác sĩ có trách nhiệm với bệnh nhân: Khi niềng răng tại Nha khoa Thúy Đức, bạn sẽ được điều trị trực tiếp bởi bác sĩ Đức chỉnh nha hàng đầu, đồng hành từ những khâu đầu tiên cho tới khi bệnh nhân vui vẻ với kết quả đạt được sau cùng.Thời gian niềng răng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tình trạng của răng, độ tuổi bệnh nhân, tay nghề của bác sĩ và những điều trị kèm theo nếu có.
Thông thường thời gian chỉnh nha đối với các trường hợp không cần nhổ răng sẽ mất khoảng 18 tháng, đối với trường hợp cần nhổ răng sẽ mất khoảng 24 tháng là đủ để có một nụ cười đẹp.
Đối với những trường hợp bệnh nhân có răng mọc ngầm hay các bệnh lý về răng miệng thì thời gian niềng răng có thể lâu hơn. Thời gian chỉnh nha hoàn tất cũng còn tùy thuộc theo đối tượng là trẻ em hay người lớn. Ở độ tuổi từ 25 trở lên, do xương hàm đã cứng vì thế chỉnh nha sẽ tầm 2 năm, chậm hơn so với độ tuổi vàng từ 9 – 12 tuổi chỉ mất từ 6 tháng – 1 năm.
Niềng răng là phương pháp sử dụng các khí cụ nha khoa để điều chỉnh răng đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm, mang đến hàm răng đều đặn và có khớp cắn chuẩn. Khi bác sĩ siết dây cung để kéo dịch chuyển răng sẽ tạo ra lực ma sát, lực này làm cho răng bị ê buốt.
Tuy nhiên cảm giác này chỉ kéo dài trong một vài ngày đầu mà thôi, khi bạn đã làm quen với mắc cài và lực kéo răng sẽ cảm thấy như bình thường. Hơn thế nữa, ngày nay với sự phát triển của khoa học, phương pháp niềng răng hiện tại đã được cải tiến hơn trước rất nhiều, bác sĩ sẽ biết cách tính toán để hạn chế tối đa sự đau nhức mà vẫn đảm bảo hiệu quả niềng răng cho bạn.
Các giai đoạn răng sẽ bị căng tức và ê buốt nhất trong quá trình niềng răng:
Khi tách kẽ răngSau khi gắn mắc cài 1 tuầnKhi nhổ răng để tạo khoảng trống dịch chuyển răngKhi cắm visKhi siết răng định kỳXem chi tiết: Bí quyết giảm đau khi niềng răng
Nhiều người lo lắng do sự tác động của mắc cài sẽ làm cho răng bị yếu đi đặc biệt đối với những trường hợp có hàm răng phức tạp cần phải nhổ răng để đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên trên thực tế niềng răng không hề làm cho răng yếu đi, trừ trường hợp bạn làm răng tại những cơ sở nha khoa không uy tín, bác sĩ có tay nghề không cao, điều chỉnh lực kéo không chuẩn, kỹ thuật không tốt, vật liệu chỉnh nha không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng thì răng sẽ có thể bị yếu đi.
Nếu bác sĩ thực hiện đúng quy trình và bệnh nhân tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ thì răng không chỉ đều đặn mà còn chắc khỏe như ban đầu.