Top 12 Phụ Kiện Máy Ô Tô Bán Chạy, Phụ Kiện Ô Tô Bán Chạy

Sau một thời gian dài sử dụng ô tô, sẽ có những bộ phận bị xuống cấp, hỏng hóc và cần phải thay thế, sửa chữa để đảm bảo xe vận hành tốt. Những chi tiết máy này có tên gọi chung là phụ tùng ô tô. Vậy phụ tùng ô tô là gì và bao gồm có những loại sản phẩm nào. 

Phụ tùng ô tô là gì? 

Phụ tùng ô tô được hiểu là những chi tiết, bộ phận của một chiếc xe ô tô được sản xuất riêng lẻ, sử dụng để thay thế, nâng cấp cho những bộ phận hoặc linh hiện vị hỏng hóc, vỡ nát hoặc đã quá cũ, không thể sử dụng được nữa. Những chi tiết cấu tạo ở trong xe những dòng xe ô tô về cơ bản hầu hết đều giống như nhau.  

Tuy nhiên do thiết kế đặc trưng của mỗi dòng khác biệt nên phụ tùng cũng sẽ chỉ tương thích với những mẫu xe nhất định. Sử dụng những loại phụ tùng chất lượng cao, đúng loại sẽ giúp xe có thể hoạt động tốt nhất và nâng cao tuổi thọ trung bình của xe lên đáng kể. 

Phụ tùng ô tô bao gồm những sản phẩm nào?

Phụ tùng ô tô có rất nhiều loại sản phẩm khác nhau mà nếu là người mới thì chủ xe hoàn toàn có thể cảm thấy hoang mang và bối rối khi lựa chọn. Vậy đâu là các loại phụ tùng ô tô chính quen thuộc: 

Phụ tùng động cơ xe 

Động cơ được coi là trái tim của chiếc xe ô tô, đây cũng chính là bộ phận phức tạp nhất của xe, là sự kết hợp giữa rất nhiều chi tiết khác nhau để giúp cho chiếc xe được vận hành đúng cách. Mỗi loại xe ô tô đều sẽ được trang bị một khối động cơ có cấu tạo, đặc điểm khác nhau. 

Xe xế hộp hiện nay vẫn phổ biến nhất vẫn là động cơ chạy bằng xăng và động cơ chạy dầu. Do đây là bộ phận có tần suất hoạt động lớn nhất nên thường nhanh bị xuống cấp, khiến cho khả năng vận hành của xe bị yếu kém đi nhiều. 

Một số các sản phẩm phụ tùng động cơ ô tô quan trọng có thể kể đến như: Lọc dầu động cơ, gioăng phớt đại ty, lọc xăng, nắp máy mặt máy, cao su chân máy chân số, điện động cơ, máy đề, két làm mát, bugi, piston, thăm dầu, piston, tay biên,… 

Phụ tùng máy gầm xe ô tô  

Gầm cũng là một bộ phận quan trọng của xe ô tô, là bộ phận rất dễ bị hỏng hóc, hư hại nếu không sử dụng và chăm sóc, bảo dưỡng đúng cách. Phụ tùng gầm cần lưu ý sử dụng những loại tốt nhất để đảm bảo hoạt động ổn định, trơn tru. 

Phụ tùng gầm có rất nhiều loại khác nhau, có thể kể đến như: phanh trước, phanh sau, giảm xóc, rô tuyn, cao su ô tô, bơm trợ lực lái, càng chữ A… và được chia ra thành 4 nhóm chính: 

Hệ thống lái: Mục tiêu chính của các chi tiết phụ tùng thuộc hệ thống lái đó là giúp hỗ trợ cho vô lăng có thể điều khiển chuyển động xe theo các quỹ đạo như là đi thẳng, quay trái phải, quay đầu,… Hệ thống hộp số: Đây là bộ phận đảm nhiệm giảm bớt mô men quay và truyền động lực đến những bánh xe để cho xe có thể dễ dàng khởi động, di chuyển được. Hiện nay, những dòng xe đang được sử dụng trên thị trường đa phần dùng hộp số tay hoặc là hộp số tự động. Hệ thống phanh: Hệ thống có thể nói là đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp đảm bảo an toàn cho mỗi chuyến đi. Phanh xe luôn phải được đảm bảo hoạt động một cách ổn định để không gây ra bất cứ sự cố về giao thông nào. Hệ thống treo: Hệ thống treo sẽ là một trong những hệ thống xe ô tô có nhiều phụ tùng thiết kế phức tạp nhất. Hệ thống này kiểm soát chặt chẽ các dao động của xe, có sự ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trải nghiệm các chuyến đi của hành khách. Phụ tùng ô tô cần phải mua sản phẩm chính hãng

Phụ tùng cho thân vỏ xe 

Phụ tùng thân vỏ bên cạnh chức năng kỹ thuật còn có nhiệm vụ là khiến cho chiếc xe trở nên đẹp mắt, cuốn hút, cá tính và mang màu sắc riêng của chủ nhân sở hữu. 

Vỏ xe thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với những sự tác động từ bên ngoài nên khiến cho phụ tùng thân vỏ dễ bị bóp méo, trầy xước. Một số phụ kiện thân vỏ phổ biến có thể kể đến như chắn mưa, đèn pha, gương chiếu hậu, nẹp ốp, cánh cửa, ca lăng, chắn bùn,… 

Phụ tùng điện của xe ô tô 

Đây là các món phụ tùng sử dụng điện, có chạy qua dòng điện trên xe ô tô. Đây có thể coi là nguồn sống xe, không chỉ giúp cho xe khởi động vận hành được mà còn có chức năng là điều khiển các chức năng tiện nghi trong xe. Một vài phụ tùng điện ô tô là: nút khởi động, máy phát điện xe, két nước làm mát, mô tơ quạt gió,… 

Phụ kiện điều hòa trong xe ô tô 

Hệ thống điều hòa được đánh giá là một tiện nghi quan trọng cần thiết của những chiếc xe ô tô hiện đại, nhất là với đất nước có thời tiết và khí hậu nắng nóng như Việt Nam. Một hệ thống điều hòa không khí được lắp đặt ở trong xe ô tô sẽ bao gồm có: Dàn lạnh, quạt gió, lốc điều hòa, dàn nóng, phin lọc ga, van tiết lưu, quạt gió, gas điều hòa, hộp điều khiển, cảm biến,… 

Ngoài ra những phụ tùng kể trên thì xe ô tô còn có một số loại phụ tùng khác như dây cao áp, thanh truyền, đối trọng, bộ tản nhiệt các chốt định vị, bánh đà…Việc tìm mua phụ tùng xe chính hãng hiện không quá khó khăn vì các sản phẩm được phân phối khá rộng rãi trên thị trường. Tuy nhiên bạn cần phải tìm đến đúng địa chỉ cung cấp sản phẩm uy tín. 

Nếu bạn sở hữu một chiếc ô tô, việc thay thế và bảo trì các phụ tùng, phụ kiện định kỳ là rất quan trọng. Trong bài viết này, phukienotocaocap.com sẽ cùng các bạn xem xét 12 phụ tùng, phụ kiện ô tô cần kiểm tra và thay thế định kỳ để đảm bảo an toàn và hiệu suất tối đa của chiếc xe.

Bạn đang xem: Phụ kiện máy ô tô

*

1. Bugi

Bugi cần được kiểm tra và thay thế định kỳ. Bugi quá cũ có thể làm giảm hiệu suất hoạt động của xe, tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn. Trên động cơ xăng là bugi đánh lửa, và động cơ diesel là bugi sấy.

 

*

2. Má phanh

 

Hệ thống phanh đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn, vận hành của ô tô. Má phanh tác động ma sát trực tiếp lên đĩa phanh để làm giảm tốc độ hoặc dừng xe. Má phanh sẽ bị mòn dần theo thời gian sử dụng.

*

3. Các bộ lọc

Lọc gió điều hòa, lọc gió động cơ, lọc dầu động cơ, lọc xăng, lọc nhiên liệu nhằm hạn chế bụi bẩn, tạp chất, giúp động cơ, hệ thống điều hòa của xe hoạt động ổn định. Tùy thuộc vào điều kiện, môi trường sử dụng mà cần vệ sinh hay thay thế.

*

4. Ắc quy

Dù chú ý giữ cho các đầu cực luôn sạch và hệ thống sạc hoạt động tốt, bạn cũng không thể tránh được việc thay ắc quy. Chỉ sử dụng loại ắc quy phù hợp thông số kỹ thuật nhà sản xuất.

5. Dây curoa động cơ, dây curoa cam

Dây cuaroa động cơ và dây curoa cam có vai trò điều phối hoạt động của các bộ phận bên ngoài và bên trong động cơ. Sau một thời gian sử dụng sẽ bị chai, nứt làm giảm khả năng ma sát, bị trượt, ảnh hưởng đến hiệu suất truyền động của động cơ.

*

6. Lốp xe

Việc để lốp xe quá mòn có thể làm các vật nhọn dễ dàng xuyên thủng, hay có thể gây nổ lốp trong quá trình di chuyển ở tốc độ cao gây tai nạn.

Xem thêm: Cách tra lỗi phạt ô tô có bị phạt nguội hay không, 4 cách tra cứu phạt nguội

7. Dầu nhớt 

Dầu nhớt đóng vai trò bôi trơn, giảm nhiệt trên động cơ, bảo vệ các chi tiết máy không bị ăn mòn, rỉ sét. Thay dầu nhớt định kì sẽ giúp xe của bạn hoạt động tốt hơn sau một thời gian dài sử dụng.

8. Dung dịch nước làm mát

Dung dịch nước làm mát đảm nhận nhiều nhiệm vụ: chống đông, làm mát và chống ăn mòn trong hệ thống làm mát. Nên thường xuyên kiểm tra dung dịch làm mát và bổ sung khi cần thiết.

*
 

9. Dầu trợ lực lái

Kiểm tra mức dầu trợ lực lái bằng que thăm dầu để xác định thời điểm cần thay. Nếu bạn cảm thấy khó quay vô lăng cần kiểm tra ngay, chỉ dùng loại dầu mà nhà sản xuất khuyến nghị.

10. Dầu hộp số tự động

Ngoài tác dụng bôi trơn, làm mát, làm sạch thông thường, nó còn có nhiệm vụ truyền lực ở trong bộ biến mô. Vì vậy, việc thay dầu số tự động đúng định kì là một hạng mục mà các chủ xe cần lưu ý.

11. Chổi gạt mưa 

Lưỡi chổi gạt mưa được làm bằng cao su, quét bụi bẩn và nước bám trên kính chắn gió trước hoặc sau xe. Ma sát và tác động của môi trường khiến chổi gạt mưa dần bị mòn và vỡ nứt.

*

12. Cao su chân máy, chân số

Thông thường chỉ khi hỏng thì bạn mới cần thay cao su chân máy, chân số, tuy nhiên là phụ tùng hao mòn theo thời gian nên cũng được xếp vào phụ tùng cần thay thế định kỳ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *