Làm Gì Để Giá Ô Tô Ở Thái Lan, Indonesia, Malaysia? Ngã Ngửa Khi Xem Giá Xe Toyota Tại Thái Lan

Những mẫu xe được so sánh trong bài đều được đặt ngang hàng về phiên bản cũng như trang bị tiện nghi.


Đến triển lãm Bangkok International Motor Show 2023, ngoài những mẫu xe mới, các thương hiệu ô tô cũng đem đến những sản phẩm chiến lược trong dải sản phẩm để khách hàng dễ tham khảo. Tại đây, giá bán của những mẫu xe cũng được công khai và trong có rất nhiều cái tên phổ biến tại thị trường Việt Nam.



Dưới đây, hãy cùng điểm qua một vài mẫu xe cùng được bán ở cả 2 thị trường Việt Nam và Thái Lan để xem giá bán chênh lệch ra sao nhé.

Bạn đang xem: Giá ô tô ở thái lan

Mitsubishi Xpander



Vua phân khúc MPV tại thị trường Việt Nam luôn có doanh số ấn tượng và luôn nằm trong Top 10 mẫu xe bán chạy hàng tháng. Ở Thái Lan, mẫu xe này có 2 phiên bản với giá khởi điểm 799.000 baht (tương đương 551 triệu đồng), thấp hơn 47 triệu đồng so với phiên bản cùng trang bị Xpander AT tại Việt Nam. Nếu so sánh phiên bản cao cấp nhất, giá Mitsubishi Xpander AT Premium (658 triệu đồng) tại Việt Nam cao hơn 41 triệu đồng so với bản GT của Thái Lan.

Suzuki XL7



Đối thủ của Xpander, Suzuki XL7 cũng có giá rẻ hơn tương đối tại xứ sở Chùa Vàng. Theo đó, một chiếc Suzuki XL7 phiên bản GLX tại Thái có giá quy đổi khoảng 560 triệu đồng, trong khi ở Việt Nam số tiền khách hàng phải bỏ ra là 609 triệu đồng.

Honda City



Honda City cũng là một trong những mẫu xe có doanh số tốt tại thị trường Việt Nam, trong đó phiên bản L nhận được nhiều sự quan tâm với giá bán 569 triệu đồng. Tuy nhiên nếu so với phiên bản tương đương ở Thái Lan (SV), số tiền khách hàng nơi đây bỏ ra chỉ khoảng 458 triệu đồng, thấp hơn 111 triệu đồng so với City L tại Việt Nam.

Toyota Veloz Cross



Tại thị trường Thái Lan, phiên bản cao cấp nhất của Toyota Veloz có giá 875.000 baht (tương đương 603 triệu đồng). Trong khi đó, phiên bản Toyota Veloz Cross CVT Top của Việt Nam có giá 698 triệu đồng.

Toyota Corolla Cross


Toyota Corolla Cross cũng có giá chênh lệch khá lớn giữa hai thị trường Việt Nam và Thái Lan. Với phiên bản cao cấp 1.8HEV, khách hàng Việt phải bỏ ra số tiền 955 triệu đồng để sở hữu. Nếu đem so sánh với phiên bản HEV Premium Safety ở Thái Lan, số tiền khách hàng bỏ ra rơi vào khoảng 829 triệu đồng, thấp hơn 126 triệu đồng.

Mazda2


Tại Việt Nam, phiên bản Mazda2 Sport 1.5L Premium rất hiếm khi được bắt gặp trên đường bởi mức giá 619 triệu đồng có phần hơi cao so với những mẫu xe cùng phân khúc. Tuy nhiên, đối chiếu sang phiên bản XDL Sport trên đất Thái, mức giá quy đổi chỉ 550 triệu đồng có thể được coi là "vừa miếng".

Mazda CX-5


Mazda CX-5 là ngoại lệ đầu tiên trong danh sách khi có giá bán tại thị trường Việt Nam lại rẻ hơn so với xứ Chùa Vàng. Cụ thể, phiên bản Mazda CX-5 2.0 Premium ở Việt Nam có giá 919 triệu đồng, trong khi phiên bản 2.0 S của Thái Lan có giá quy đổi 930 triệu đồng.

Mazda CX-8


Tương tự CX-5, giá bán của Mazda CX-8 không chênh lệch quá nhiều giữa hai thị trường nhưng lợi thế một lần nữa quay về với xứ Chùa Vàng. Tại Việt Nam, Mazda CX-8 phiên bản 2.5L Luxuy có giá 1,079 tỷ đồng. Trong khi CX-8 2.5 S ở Thái Lan lại có giá 1,067 tỷ đồng.

MG ZS


Trái ngược thị trường Việt Nam, thương hiệu MG được phủ sóng khá rộng rãi ở Thái Lan, đi cùng giá bán cũng hấp dấn không kém. Tại Việt Nam, để sở hữu phiên bản "full option", người Việt phải chi ra số tiền 628 triệu đồng. Nhưng muốn làm điều tương tự ở Thái Lan, khách hàng chỉ phải bỏ ra số tiền quy đổi 550 triệu đồng, rẻ ngang Toyota Vios E CVT đời mới.

Kia Carnival


Những thương hiệu đến từ Hàn Quốc có doanh số khá khiêm tốn và dải sản phẩm không quá đa dạng ở Thái Lan, tiêu biểu như Kia. Tại triển lãm BIMS 2023, thương hiệu Hàn Quốc chỉ đem tới duy nhất mẫu MPV Kia Carnival, tuy nhiên giá bán của mẫu xe này không hề dễ chịu. Cụ thể, phiên bản rẻ nhất của Carnival tại Thái Lan là 2,234 triệu baht (tương đương 1,541 tỷ đồng). Trong khi đó, khách hàng Việt chỉ phải bỏ ra số tiền 1,289 tỷ đồng.

Bộ Công Thương cho rằng giá bán xe ô tô ở Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực, thậm chí là Mỹ, Nhật Bản là do thuế cao, sản lượng trong nước thấp.


*

Giá xe ô tô ở Việt Nam có mức cao so với nhiều nước do thuế, phí cao và sản lượng sản xuất thấp - Ảnh: N.AN

Đánh giá tác động của việc không áp dụng quy định về mức đồ rời rạc đối với linh kiện ô tô nhập khẩu được Bộ Công Thương tiến hành mới đây theo chỉ đạo của Chính phủ, đã chỉ ra những vướng mắc, bất cập trong phát triển ngành công nghiệp ô tô, những thách thức để gia tăng tỉ lệ nội địa hóa sản phẩm này.

Xem thêm: Giá Ô Tô Dưới 500 Triệu Đồng, Nên Mua Ô Tô Gì Vừa Rẻ Lại Bền Đẹp?

Đến nay, cả nước có hơn 40 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô với sản lượng đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xe dưới 9 chỗ trong nước. Năm 2022, tổng công suất lắp ráp của các nhà máy xe ô tô tại Việt Nam theo thiết kế khoảng 755.000 xe/năm.

Giá xe cao


Bộ Công Thương đánh giá, ngành sản xuất lắp ráp ô tô trong nước vẫn chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự. Phần lớn mới ở mức độ lắp ráp đơn giản, dây chuyền sản xuất chủ yếu chỉ gồm 4 công đoạn chính là sơn, hàn, lắp ráp, kiểm tra.

Tuy vậy, tổng sản lượng xe sản xuất trong nước năm 2020 đạt 323.892 chiếc. Đến nay, tỉ lệ nội địa hóa với xe buýt đã đạt 60%, xe tải đạt 35-40%, xe con có tỉ lệ bình quân 25%.

Giá bán xe tại Việt Nam vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực, trong đó cao hơn gần 2 lần so với các nước như Thái Lan, Indonesia. Thậm chí, con số này còn lớn hơn nếu so với các nước có ngành công nghiệp ô tô đã phát triển ổn định như Mỹ và Nhật Bản.

Bộ này cho rằng, nguyên nhân lớn nhất khiến giá xe tại Việt Nam ở mức cao là do thuế và phí cao, sản lượng trong nước thấp khi hiện nay các doanh nghiệp đang sản xuất dưới rất xa so với công suất thiết kế.

Chất lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn chưa thực sự bằng xe nhập khẩu; chưa tạo được sự hợp tác liên kết và chuyên môn hóa giữa các doanh nghiệp trong sản xuất, lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng linh kiện. Chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn.


Theo đó, mặc dù ngành công nghiệp ô tô cơ bản đạt mục tiêu về tỉ lệ giá trị sản xuất chế tạo trong nước đề ra với xe buýt và xe tải. Tuy nhiên, tỉ lệ giá trị sản xuất chế tạo trong nước với xe đến 9 chỗ chưa đạt mục tiêu đề ra, kết quả đạt được còn thấp so với yêu cầu.

Tỉ lệ nội địa hóa thấp

Trong các bộ phận sản xuất ô tô, các sản phẩm đã được nội địa hóa chỉ có săm, lốp, ghế ngồi, gương, kính, bộ dây diện, ắc quy, sản phẩm nhựa… Trong khi có tới 80-90% nguyên liệu chính cho sản xuất linh kiện như thép hợp kim, hợp kim nhôm, hạt nhựa, cao su kỹ thuật, vật liệu làm khuôn mẫu… cơ bản phải nhập khẩu với kim ngạch 5 tỉ USD.

Năng lực yếu kém của các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ cũng là điều đáng lưu tâm, theo Bộ Công Thương. Các nhà sản xuất khuôn mẫu hoặc có quy mô không lớn, thiếu sự liên kết phối hợp để phát triển. Các doanh nghiệp sản xuất phôi, chi tiết đúc cho ngành chưa nhiều và tỉ lệ sai hỏng còn cao, chưa đáp ứng được yêu cầu.

Đánh giá về nguyên nhân khiến cho ngành ô tô chưa thực sự đạt tiêu chí, Bộ Công Thương cho rằng do dung lượng thị trường nội địa hạn chế. Thị trường nhỏ và bị phân tán bởi nhiều nhà lắp ráp, nhiều model khác nhau khiến cho các công ty sản xuất khó đầu tư, phát triển sản xuất hàng loạt, doanh nghiệp phụ trợ chưa đủ khả năng tiếp cận chuỗi sản xuất ô tô ở nước ngoài.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *